Dù muốn có em bé hay chưa thì khả năng sinh sản luôn phản ánh một phần tình trạng sức khỏe của cơ thể bạn. Dưới đây là một cuốn sổ tay từ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh mà mỗi người phụ nữ đều nên biết.
Các bài viết liên quan:
1. Hiểu rõ về thời điểm rụng trứng
Ngày 1-5: Giảm nồng độ estrogen và progesterone ở nửa cuối của kỳ kinh trước đó, mô tử cung bị phá vỡ, kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng năm ngày.
Ngày 6: Đến thời điểm này, một số nang chứa đầy dịch, mỗi nang có một quả trứng. Chúng phát triển trong buồng trứng, được thúc đẩy bởi các hormone FSH.
Ngày 7-14: Một trong những nang sẽ trưởng thành cũng như nồng độ estrogen bắt đầu tăng trở lại, khiến niêm mạc tử cung dày lên.
Ngày 14 - ngày rụng trứng: Các nang trưởng thành sẽ vỡ gây ra hiện tượng trứng rụng. Sau đó, trứng có thể gặp tinh trùng trong ống dẫn trứng và làm tổ tại niêm mạc tử cung.
2. Chu kỳ kinh phản ánh khả năng sinh sản của bạn
Chu kỳ hàng tháng có thể cung cấp một số “manh mối” về khả năng mang thai của bạn: "Nếu chu kỳ thường xuyên dài hơn 25 - 30 ngày, có thể đó là một dấu hiệu bạn không rụng trứng thường xuyên," Fahimeh Sasan, trợ lý giáo sư về sản phụ khoa Trường y khoa Icahn (New York) cho biết. Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn cũng là một dấu hiệu đáng báo động. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy phụ nữ có chu kỳ kéo dài ít hơn 25 ngày ít có khả năng thụ thai hơn khoảng 36% so với phụ nữ có chu kỳ dài từ 27 đến 29 ngày. Những chu kỳ đến quá gần nhau cũng có thể cho thấy một vấn đề về sức khỏe khác (như u xơ tử cung hoặc polyp cổ tử cung), điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Và nếu bạn đang ở sau tuổi 30, kinh nguyệt không đều có thể là một dấu hiệu của tiền mãn kinh.
3. Cần điều chỉnh cân nặng hợp lý
Khoảng 12% trường hợp vô sinh có liên quan đến vấn đề cân nặng. Chuyên gia sinh sản Alan B. Copperman, thuộc Bệnh viện Mount Sinai giải thích: Bởi lẽ chất béo trong cơ thể bạn sẽ sản sinh ra estrogen. Việc thừa cân (và quá nhiều estrogen) hoặc số cân dưới mức tiêu chuẩn (và quá ít estrogen) có thể cản trở sự rụng trứng bình thường.
4. Tác động từ việc tập thể dục
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hoạt động vừa phải (chẳng hạn như đi bộ nhanh) có thể giúp khả năng sinh sản tốt hơn. Ngược lại, việc thực hiện các bài tập quá mạnh có thể khiến cơ thể bạn căng thẳng, thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng và giảm sút chức năng sinh sản. Nhưng một khi bạn thay đổi chế độ tập luyện, khả năng sinh sản của bạn sẽ phục hồi.
5. Uống thuốc tránh thai có thể giúp “bảo quản” trứng của bạn
Một nghiên cứu năm 2013 của đại học Boston cho thấy: Thuốc tránh thai không hề gây tổn hại, thậm chí còn mang tới lợi ích cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Những người uống thuốc lâu hơn bốn năm có khả năng mang thai cao hơn những phụ nữ sử dụng ít hơn hai năm.
Điều này được giải thích bởi tiến sĩ, giáo sư Elizabeth Hatch (Đại học sức khỏe cộng đồng Boston) rằng: "Các loại thuốc tránh thai ngăn cản sự rụng trứng, có nghĩa là chúng sẽ giúp bảo tồn nguồn dự trữ trứng của bạn.” Cần có thêm nhiều nghiên cứu khác để khẳng định lợi ích này, nhưng trong thời điểm hiện tại, đây có thể là lí do giúp bạn thêm yên tâm với việc sử dụng thuốc tránh thai.
6. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi có thai
Nếu bạn đã sẵn sàng có em bé, cần tiến hành các kiểm tra sức khỏe sau đây:
Sàng lọc các bệnh lây qua đường tình dục (STDs). Bệnh lậu và chlamydia có thể dẫn đến viêm vùng chậu, gây tắc ống dẫn trứng và dẫn đến sự bất thường về chu kỳ kinh.
Kiểm tra nội khoa, đặc biệt là tuyến giáp. Cả bệnh suy giáp và cường giáp đều liên quan đến vô sinh.
Khám nha khoa và làm sạch răng. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị bệnh nướu răng mất nhiều thời gian hơn để thụ thai. Một giả thuyết được đặt ra: Bệnh nướu răng làm tăng viêm nhiễm khắp cơ thể.
7. Bạn vẫn cần kiểm soát việc sinh đẻ ở độ tuổi 40
Thậm chí nếu bạn nghĩ rằng bạn đang cận mãn kinh, bạn vẫn có thể thụ thai. "Tôi thấy điều này xảy ra thường xuyên: Một người phụ nữ trên 40 tuổi, mất kinh trong một vài tháng, dừng sử dụng thuốc ngừa thai và sau đó, cô ấy mang thai", Shannon Clark, giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Texas-Galveston nói. Những phụ nữ trên 40 tuổi thường nghĩ rằng họ có thể tính ngày tránh thai dựa theo chu kỳ kinh, "nhưng hiện nay sự rụng trứng ngày càng trở nên bất thường, và việc dự đoán sẽ khó khăn hơn", cô nói.
8. Tuổi mãn kinh có thể do di truyền
James Grifo, giám đốc Trung tâm sinh sản tại Trung tâm Y tế NYU Langone cho biết: Nếu mẹ của bạn đã trải qua thời kỳ mãn kinh sớm hoặc muộn, có thể bạn cũng sẽ như thế. Thật vậy, một nghiên cứu của Đan Mạch năm 2013 cho thấy mức độ AMH giảm nhanh hơn ở phụ nữ có mẹ đến tuổi mãn kinh trước 45 so với những phụ nữ mà bà mẹ vẫn có kinh nguyệt đến tuổi sau 55. Nhìn chung, khả năng sinh sản có thể do gen di truyền, cũng như một số bệnh phụ nữ khác (chẳng hạn u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung).
9. Kiểm tra hiếm muộn
Nếu bạn đã cố gắng mang thai trong một khoảng thời gian khá dài (một năm đối với phụ nữ dưới 35 tuổi, sáu tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi), bạn nên làm các xét nghiệm sau đây:
Chụp tử cung – vòi trứng: Kiểm tra ống dẫn trứng của bạn có thông không và tử cung có hình dạng bình thường không.
Siêu âm qua ngã âm đạo: Các hình ảnh sẽ cho phép bác sĩ xem xét số nang trứng và kiểm tra các bất thường như u xơ tử cung và u nang buồng trứng.
Xét nghiệm máu: Nồng độ dự trữ buồng trứng (AMH) và FSH có thể xác định xem bạn có một nguồn cung cấp trứng tốt không; nồng độ của các kích thích tố khác có thể giúp bạn chẩn đoán rối loạn MD.
Nguồn: Sức khỏe đời sống
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét